Các loại răng không nên tẩy trắng

Các loại răng không nên tẩy trắng

Độ cứng và màu sắc của ngà răng thường là do di truyền và bẩm sinh. Ở trẻ chưa mọc răng, mầm răng rất dễ bị nhuộm màu của thuốc, nếu cho bé uống kháng sinh Tetracycline khoảng từ 3-6 tuổi thì các răng vĩnh viễn sẽ có màu vàng nâu. Các cháu nhỏ sinh vào những năm 1975 và thập niên 1980 ở Việt Nam thường hay bị nhiễm Tetracycline làm răng bị vàng để lại hậu quả suốt đời. Do thời đó ít chủng loại thuốc kháng sinh nên các bác sĩ nội khoa hay kê toa với thuốc trụ sinh Tetra mà không xem tuổi của bệnh nhân, nhất là trẻ em.

Kháng sinh họ Tetra (Oxytetra, Tetracycline, Terramycine có màu vàng) khi vào cơ thể ngoài răng ra nó còn làm xương cũng bị vàng, nhưng vì xương nằm bên trong không ai thấy được màu vàng bị nhiễm. Tuy vậy nếu đứa trẻ trên 12 tuổi, răng vĩnh viễn đã mọc hoàn tất rồi thì không bị nhiễm màu vàng của thuốc nữa.

1. Răng nhiễm Tetracylin

Răng bị nhiễm Tetra và nhiễm Fluor (fluorosis) không thể tẩy trắng được. Cả Fluoride và Tetracycline đều có tính vô cơ hơn các vết bẩn và phân tử màu khác; thêm nữa đều gắn kết chặt chẽ và là một phần của phân tử Hydroxyapatite, thành phần cấu thành nên khung khoáng chất cho men, ngà răng, vì thế rất khó hay có thể nói là không thể thực hiện tẩy trắng thành công được. Fluoride kết hợp với Hydroxyapatite tạo thành Fluorapatide; và họ kháng sinh Tetracyclin gắn kết chặt chẽ với Hydroxyapatide ở những bệnh nhân này. Trám thẩm mỹ (để đắp mặt răng) chỉ là phương pháp tạm thời chữa cháy, vì màu của răng được trám có trắng hơn nhưng cũng bị xám và xỉn màu, đổi màu lại rất nhanh.


Răng nhiễm Tetracyline bị đổi màu

2. Răng nhiễm Fluoride

Thêm vào đó, theo thời gian cùng với sự lão hóa của cơ thể do tuổi già, hàm răng cũng không phải ngoại lệ. Thời gian trôi qua, sự gia tăng số lượng các sắc tố đặc trưng trong cấu trúc vi thể răng làm cho những phân tử nhiễm màu càng lớn dần, dẫn tới việc tối màu của răng hơn. Tăng dần theo tuổi, những phân tử chất màu hay sắc tố kết hợp lại với nhau tạo thành những phân tử lớn hơn, từ đó màu răng càng trở nên tối hơn. Quá trình hấp thu sắc tố vào răng tiếp diễn, tạo thành một mạng lưới vững chắc các phân tử nhiễm màu, khi đó cấu trúc vi thể răng bị bít kín gây khó khăn trong việc xâm nhập của phân tử Oxy (những ion được phóng thích ra từ Peroxide trong tẩy trắng răng bằng phương pháp hóc học) vào cấu trúc để loại bỏ sắc tố. Do đó, hàm răng của ngưới lớn tuổi thường có màu vàng xịn hơn so với giới trẻ. Vì thế, việc tẩy trắng răng cho người cao tuổi là một thách thức lớn cho giới nha sĩ trong tương lai.


Răng nhiễm fluor xuất hiện nhiều đốm trắng

3. Răng người cao tuổi

Những bệnh nhân này muốn làm đẹp và lấy lại màu sắc bình thường hiện nay chỉ còn cách phải chụp mão sứ lên. Mão sứ (porcelain hay ceramic crowns) có màu bóng đẹp và bền như răng thật.

← Bài trước Bài sau →
back to top