Nhiễm trùng răng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Nhiễm trùng răng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Vì một bệnh lý răng miệng nào đó khiến cho bạn bị nhiễm trùng răng, kèm theo cơn sốt, mệt mỏi hoặc các triệu chứng khó chịu khác.. là dấu hiệu cho thấy có thể nhiễm trùng đã lan ra các phần khác của cơ thể. Những lúc như vậy, bạn rất cần phải được khám bệnh và được chăm sóc y tế. Vấn đề khởi phát từ những cơn đau răng bình thường, bạn có thể sẽ bỏ qua chúng. Nhưng một khi cơn đau trở nên dai dẳng, nhói từng cơn khiến bạn không thể chịu đựng được, rất có thể, bạn đã bị nhiễm trùng răng. Khi răng bị nhiễm trùng, bạn cần phải được khám và điều trị càng sớm càng tốt, nếu không, nhiễm trùng răng sẽ lan ra những bộ phận khác của cơ thể.

1. Triệu chứng của nhiễm trùng răng

Những triệu chứng của nhiễm trùng răng có thể bao gồm những vấn đề sau đây:

   + Đau nhói răng

   + Đau nhức nhói vùng xương hàm, vùng tai hoặc cổ (thường đau ở bên răng bị nhiễm trùng)

   + Cơn đau tăng nhiều hơn khi nằm

   + Cảm giác nhạy cảm với áp lực trong miệng

   + Nhạy cảm với thức ăn/nước uống nóng hay lạnh

   + Sưng đau vùng má

   + Xuất hiện hạch bạch huyết mềm hoặc sưng đau ở cổ

   + Sốt cao

   + Hôi miệng

   + Vị giác thay đổi, cảm giác vị khó chịu trong miệng


Sưng đau vùng má là một triệu chứng của nhiễm trùng răng (Nguồn ảnh: Internet)

2. Dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng răng đã lan ra các vùng khác của cơ thể

Nếu nhiễm trùng răng không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng sẽ lan ra khắp nơi trong cơ thể, gây ra những biến chứng có hại cho sức khỏe và đe dọa tính mạng. Những dấu hiệu và triệu chứng sau đây cho thấy rằng nhiễm trùng răng đang lan ra cơ thể:

   + Bạn cảm thấy cơ thể không khỏe, chẳng hạn như: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt.

   + Bạn bị sốt, khiến cho da đỏ bừng, chảy mồ hôi và ớn lạnh.

   + Có dấu hiệu sưng mặt, không thể mở to miệng, khó nuốt, khó thở.

   + Cảm thấy khát nước, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, cảm thấy mơ hồ, bần thần.

   + Nhịp tim tăng cao, choáng váng.

   + Nhịp thở tăng nhiều, đến hơn 25 lần/phút

   + Đau bụng tiêu chảy và ói mửa

3. Khi nào cần phải cấp cứu

Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa hoặc đang chịu đựng các cơn đau răng do bệnh lý răng miệng nào đó mà lại kèm theo sốt cao, bạn cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời. Nhiệt độ được xem là sốt cao - cần can thiệp y tế - đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Cụ thể như sau:

   + Người trưởng thành: 39°C

   + Trẻ em: 39°C

   + Trẻ sơ sinh từ 3 tháng trở lên: 38.8°C

   + Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng: 38°C


Cần chú ý nếu đau răng đi kèm với sốt cao (Nguồn ảnh: internet)

Đặc biệt, khi cơn sốt đi kèm với những tình trạng bên dưới, người bệnh cần được cấp cứu ngay:

   + Đau ngực

   + Khó thở

   + Rối loạn tâm thần

   + Có sự nhạy cảm với ánh sáng

   + Co giật

   + Phát ban không rõ nguyên nhân

   + Nôn mửa nhiều lần không có dấu hiệu thuyên giảm

   + Đau buốt khi đi tiểu

4. Răng bị nhiễm trùng như thế nào?

Nếu răng bị tổn thương, nứt vỡ, bị sâu hoặc vừa trải qua phẫu thuật răng... mà không được chăm sóc tốt, vi khuẩn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến phần ngà răng và tủy răng bên trong, gây ra nhiễm trùng răng. Nguy cơ nhiễm trùng răng tăng cao với những tình trạng sau:

   + Vệ sinh răng miệng kém, không chải răng và vệ sinh kẽ răng hằng ngày làm cho răng tích tụ nhiều vi khuẩn.

   + Chế độ ăn uống chứa nhiều đường hoặc các chất có thể biến đổi thành đường khi phân hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

   + Khô miệng do tuổi tác hoặc tác dụng phụ của một vài loại thuốc điều trị.

5. Khi nào cần hẹn lịch khám răng?

Ngoại trừ khám răng định kỳ 2 lần/năm, bạn nên hẹn lịch khám răng khi thấy có những dấu hiệu bất thường. Mặc dù những dấu hiệu này rất nhỏ nhặt, nhưng tốt nhất bạn vẫn cần được kiểm tra để xác định đó có phải là vấn đề hay không, nếu phải thì sự phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và ít tốn kém hơn. Hãy liên hệ với nha sĩ khi bạn bị gãy răng, chảy máu răng hoặc đau răng kéo dài kèm theo những triệu chứng như sốt, nướu sưng đỏ, khó thở, khó nuốt, đau khi nhai hoặc cắn. Trong khi chờ đợi được khám, bạn có thể giảm đau răng bằng cách uống thuốc giảm đau, tránh thực phẩm nóng/lạnh, tránh nhai bên răng đau, chỉ dùng thức ăn mềm với nhiệt độ vừa phải.

Nhiễm trùng răng là một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh thường xuất hiện khi bạn bị sâu răng kéo dài hoặc vừa trải qua phẫu thuật răng mà không chăm sóc kỹ lưỡng. Việc chăm sóc răng miệng hằng ngày và sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa là cực kỳ quan trọng. Một hành động chải răng và vệ sinh kẽ răng chỉ tốn của bạn mỗi ngày khoảng 10 phút, nhưng rất đáng giá để không gặp phải những tình trạng xấu về sức khỏe răng miệng và tổng quát về sau. Để chăm sóc răng miệng hằng ngày tốt hơn, bạn có thể liên hệ Ecare Store để được tư vấn sản phẩm chất lượng và phương pháp chăm sóc theo tiêu chuẩn iTop Châu Âu. Liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline 0949.910.539 hoặc inbox messenger Fanpage Ecare Store.

← Bài trước Bài sau →
back to top