Cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn tại nhà

Cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn tại nhà

Răng khôn là chiếc răng hàm mọc trễ nhất và thường mọc trong khoảng thời gian từ 15 đến 25 tuổi. Đây là độ tuổi mà xương hàm và các răng khác đã được định hình và có được độ chắc nhất định. Chính vì đặc điểm này mà việc mọc răng khôn luôn gây ra nhiều vấn đề cho xương hàm và răng bên cạnh. Đau nhức cùng các chứng sưng viêm khi mọc răng khôn luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Những cơn đau nhức xảy ra bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu, vì thế nếu bạn biết cách làm thuyên giảm cơn đau khi mọc răng khôn thì sẽ dễ chịu hơn. Bài viết này, Ecare sẽ mang đến cho bạn những cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn mà bạn có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi.

1. Tại sao chúng ta lại bị đau nhức khi mọc răng khôn?

Răng khôn – hay còn gọi là răng số 8 – là răng hàm cuối cùng trên hàm răng của người. Răng khôn thường mọc sau răng số 7. Mỗi người sẽ có 4 chiếc răng khôn ở 4 góc hàm nhưng không phải ai cũng mọc đủ 4 răng khôn. Nếu xương hàm đủ chỗ kết hợp với những điều kiện thuận lợi khác, răng khôn sẽ mọc thẳng và không ảnh hưởng đến xương hàm hay đến các răng bên cạnh. Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm lại nhiều không kém và thường gây ra nhiều cơn đau nhức cho bệnh nhân. Nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức đi kèm khi mọc răng khôn là do:

+ Răng khôn mọc lên làm phá vỡ bề mặt nướu, gây ra đau nhức khó chịu và sưng đau vùng nướu.

+ Đối với những người có khuôn hàm nhỏ, những chiếc răng khác đã mọc và phát triển đầy đủ sẽ không còn chỗ cho răng khôn mọc lên. Lúc này, răng sẽ mọc lệch hoặc chèn ép răng bên cạnh, kẹt dưới nướu. Hiện tượng này gây ra đau nhức sưng viêm nướu răng và vùng mặt bên hàm.

cách giảm đau khi mọc răng khôn
Răng khôn mọc lệch và mọc kẹt rất dễ gây ra viêm nhiễm và sưng đau nướu

+ Răng khôn bị kẹt dưới nướu rất dễ bị tổn thương. Vì góc độ mọc không thẳng, nên răng khôn rất dễ làm cho thức ăn bị dính lại trong kẽ răng và góc hàm, gây nhiều khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Điều này làm răng và nướu dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra đau nhức do nhiễm trùng cấp, u nang, áp xe và các bệnh nướu răng khác.

2. Khi nào thì hết đau khi mọc răng khôn?

Để biết được cách giảm đau cho răng và nướu trong thời điểm mọc răng khôn, chúng ta cần phải hiểu rõ lúc nào thì cơn đau răng xuất hiện và chấm dứt. Thực tế, cơn đau nhức khi mọc răng khôn không theo một quy tắc nào cả, đau nhức có thể đột nhiên xuất hiện và kết thúc vào bất cứ thời điểm nào. Điều này xảy ra là do cơ thể của mỗi người đều khác biệt và thời điểm mọc răng khôn cũng khác nhau rất nhiều. Răng khôn là chiếc răng hàm cuối cùng mọc lên trong cung hàm. Thời điểm mọc răng khôn, xương hàm đã ổn định và có độ cứng nhất định, cùng với quá trình mọc răng khôn kéo dài rất nhiều nên thời điểm gây đau nhức răng miệng của mỗi người tất nhiên cũng khác nhau. Mỗi một lần răng khôn nhú lên sẽ tác động đến nướu răng hoặc các răng bên cạnh, và vì thế mà gây ra đau nhức, khó chịu. Khoảng thời gian giữa hai lần chuyển động của răng khôn cũng không giống nhau, vì thế mà khiến cho chúng ta khó xác định thời điểm bắt đầu và kết thức cơn đau.

Do cấu trúc xương hàm, cơ thể và môi trường sống của mỗi người là khác biệt, vì thế mà thời gian mọc răng khôn của mỗi người cũng khác nhau. Trường hợp răng khôn mọc thẳng đúng vị trí thì chỉ gây sưng đau nướu trong một khoảng thời gian rồi thôi. Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì cơn đau nhức thường dai dẳng và kèm theo nhức đầu, cứng hàm, khó chịu...

3. Giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn

Để giảm đau khi mọc răng khôn, có rất nhiều phương pháp. Các phương pháp khắc phục cơn đau khi mọc răng khôn còn phụ thuộc vào trường hợp mọc răng khôn nào. Sau đây là một số phương pháp giảm đau phổ biến được nhiều người áp dụng và cho ra được hiệu quả tích cực.

   a. Giảm đau khi răng khôn không ảnh hưởng đến răng lân cận

Khi răng khôn mọc đúng vị trí sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến xương hàm và các răng bên cạnh. Vì thế, các cơn đau nhức sẽ tương đối nhẹ, có thể chấp nhận được, và thường sẽ xuất hiện theo mỗi lầ răng khôn nhú lên. Cách giảm đau răng trong trường hợp này nên áp dụng là:

   + Vệ sinh răng miệng cẩn thận trong giai đoạn mọc răng. Nếu quá trình vệ sinh răng miệng không chu đáo và kỹ lưỡng sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm mô nướu quanh răng, khiến cho cơn đau nặng hơn và khó chịu hơn. Bạn cần phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng kem đánh răng chứ Fluoride, súc miệng với nước muối và vệ sinh kẽ răng thường xuyên.

   + Chườm đá lạnh vào bên mặt tại vùng răng khôn bị đau có tác dụng giảm sưng hiệu quả. Bạn có thể cho vài viên đá vào khăn mềm và chườm lên mặt. Chườm đi chườm lại khoảng 2-3 lần /ngày, mỗi lần chườm khoảng 15-20 phút.

cách giảm đau khi mọc răng khôn
Chườm lạnh là một cách giảm đau răng hiệu quả

   + Đắp nước chanh tươi lên vùng răng khôn bị đau có thể giảm đau hiệu quả nhờ vào tính axit của chanh. Bạn hãy vắt nước cốt chanh vào bông y tế và thoa lên vùng răng và nướu bị đau mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

+ Nhờ vào hợp chất Ajoene, nên tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao, đủ để tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm mức độ đau răng khôn. Bạn đập nát khoảng 2 tép tỏi và chà xát lên vùng răng khôn bị đau khoảng 2-3 lần trong ngày là được.

   b. Giảm đau khi răng khôn ảnh hưởng đến răng lân cận

Khi răng mọc lệch sẽ đâm vào răng bên cạnh gây nhiều cơn đau nhức khó chịu thì giải pháp tốt nhất là bạn nên hẹn khám tại các phòng nha uy tín để nhổ răng khôn. Trong thời gian chờ đợi, cơn đau sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu. Khi đó bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc giảm đau và thực hiện các biện pháp giảm đau như đối răng khôn mọc bình thường. Răng khôn mọc lệch gây đau nhức sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe răng miệng nên biện pháp duy nhất chính là nhổ răng khôn.

Với những chia sẻ về cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà, Ecare hy vọng đã mang đến thêm kiến thức về chăm sóc răng miệng đến với bạn đọc. Việc chăm sóc răng miệng như chải răng, súc miệng và vệ sinh kẽ răng rất quan trọng với sức khỏe. Để tham khảo và tìm mua các sản phẩm chăm sóc răng miệng tốt với chất lượng cao, bạn có thể liên hệ tư vấn tại Ecare Store theo các kênh tư vấn sau: Hotline Ecare 0949.910.539 hoặc inbox messenger fanpage Ecare Store.

← Bài trước Bài sau →
back to top